Các con tôi ở Mỹ, ngay từ bé, học là một bổn phận, chứ chẳng có gì khác hơn. Nhưng học ở đây là trong khuôn khổ, điều kiện mà trường, lớp đã hoạch định. Việc học đối với các con tôi giống như đi chơi hàng ngày: vui vẻ, thoải mái, hăng hái, mong chờ được đến trường, mong chờ trở lại trường lớp sau hè, hồi hộp gặp lại bạn cũ, thích thú gặp được bạn mới, thầy cô mới, sung sướng được học nhiều điều mới và cao cấp hơn...
Cứ như vậy, suốt 12 năm từ lớp 1 tới lớp 12, các con tôi học kiến thức rất nhẹ nhàng, kèm theo một loạt những thứ khác như văn nghệ, thể thao, âm nhạc, câu lạc bộ năng khiếu tự nguyện sau giờ học của trường sắp xếp...
Ngoài ra, vì muốn thi vào trường top đầu, danh tiếng, đúng ngành lựa chọn ở bậc đại học nên các con tôi phải học các lớp AP (Advanced Placement - bao gồm các khóa học tương ứng với nội dung đào tạo năm đầu của Đại học, cho phép học sinh làm quen, nhập môn và có cơ hội lấy được tín chỉ Đại học ngay từ khi còn ở bậc phổ thông) một cách tự nguyện. Nhưng tôi cũng thấy các con học như chơi.
Về thành tích, dù học như chơi, nhưng con tôi vẫn phá mọi kỷ lục của thành phố, tỉnh, tiểu bang và là một trong 1.600 học trò giỏi của toàn quốc với điểm số 4,89. Vợ và tôi hay hỏi đùa các con rằng: "Có vào hệ thống máy tính của trường để sửa điểm không mà cao vậy?".
>> Tôi stress nặng vì con đuối dần do học vẹt
Lên đại học, các con cũng vẫn giữ nguyên tinh thần ấy: vừa học, vừa chơi với sinh viên cùng nhóm. Đến độ, nhiều lần vợ tôi phải khóc thét với những trò phá phách, nghịch ngợm của con. Nhưng đối với tôi, đó là chuyện bình thường ở đại học Mỹ. Tôi tin rằng học mà không hứng thú và chỉ bù đầu như cái máy thì chán lắm.
Thế mà rồi các con cũng ra trường sau bốn năm với hai tấm bằng BA (Bachelorof Arts hay bằng Cử nhân Nghệ thuật - là một trong những bằng cấp phổ biến ở bậc cử nhân tại Mỹ) mỗi đứa, cùng điểm số trung bình 3,88. "Đúng là vừa học, vừa chơi nên quá dễ dàng đối với các con" tôi nghĩ bụng.
Ra trường, các con cũng có việc làm ngay. Làm được hai năm, con có thể để dành được một số tiền kha khá. Và bây giờ, con đang thất nghiệp (unemployed) vì tự cho phép mình nghỉ ngơi để hưởng thụ (gap years) sau 24 năm đầu tiên của cuộc đời đi tìm và định hình mình là ai (identity)?
Đấy là một hành trình không có tình ép buộc, nhưng là bốn phận và có thể hoàn thành theo cách và ý muốn của mình một cách thoải mái nhất, hào hứng nhất, dễ dàng nhất... Tôi luôn chủ trương cho các con học mà chơi, chơi mà học, thật tích cực, không đặt mục tiêu phải dẫn đầu, không chú trọng thành tích, không ép buộc con phải là thế này thế nọ, không so sánh chúng với ai, cũng không nhớ vả quỵ luỵ ai, không đánh bóng cá nhân mình.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nuôi dạy con mà tôi muốn chia sẻ đến các bậc cha mẹ Việt. Có thể điều đó chỉ đúng với gia đình tôi, với cuộc sống ở Mỹ, nhưng hy vọng nó cũng sẽ gợi mở được đôi điều để chúng ta thay đổi, điều chỉnh, vì một tương lai nhẹ nhàng, dễ dàng hơn cho những đứa trẻ của mình.
* Trẻ em ở đất nước bạn sinh sống đang được giáo dục thế nào?
Bài viết gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc ấn vào box bên dưới.
Tôi chi bộn tiền cho con vào trường top nhưng không ép học Cuống cuồng tìm lớp cho con học thêm bảy ngày một tuần 'Cô giáo gây áp lực vì tôi không ép con học nhiều' '12 năm luyện giải Toán không giúp học sinh Việt rèn tư duy' 'Cắm đầu' học giỏi Toán, Lý, Hóa nhưng không biết để làm gì Tôi chỉ cần con học đủ để không bị ở lại lớp Tôi chi bộn tiền cho con vào trường top nhưng không ép học Cuống cuồng tìm lớp cho con học thêm bảy ngày một tuần 'Cô giáo gây áp lực vì tôi không ép con học nhiều' '12 năm luyện giải Toán không giúp học sinh Việt rèn tư duy' 'Cắm đầu' học giỏi Toán, Lý, Hóa nhưng không biết để làm gì Tôi chỉ cần con học đủ để không bị ở lại lớp